Chè Thái Nguyên chè của người Việt

Qùa tặng từ thiên nhiên, hương thơm sắc nước .

Chuyên cung cấp chè sạch 100% theo tiêu chuẩn Việtgap

Hãy liên hệ với chúng tôi 24/24: ĐT 0985 387 808 Hoặc 0919 349 480 Để được phục vụ tốt nhất.

Chuyên cung cấp chè sạch cao cấp

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.

Mục tiêu kinh doanh của chúng tôi là:

Mang những sản phẩm chất lượng cao - an toàn đến với người dùng.

Chuyên chè "Cao Cấp"

Hương vị đắm say ngây ngất

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Văn hóa uống trà - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Giác Ngộ - Người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang kẻ hèn luôn giữ một tập tục quí: tục uống trà. Trà không thể thiếu vào những ngày giỗ, Tết, trên bàn thờ tổ tiên hay bên lề hội nghị… Trà là cái bắt đầu, là sự kết thúc.



Cả bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông, người ta uống trà để “phản quan tự kỷ”. Vui cũng uống, buồn cũng uống, uống để tìm thấy chính mình, để sẻ chia, để mỡ lòng dung thông..Sự tha thiết ấy phải chăng vì trà là một vật trung gian, một văn hoá sống của người Việt.

chè thái nguyên


Mời trà

Từ dân gian, cung đình bác học

Trà đã gắn liền trong đời sống thường nhật của người Việt. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong sính lễ, dịp ma chay, tạ lễ, tiếp khách. Khi khách đến chơi nhà thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đề thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng biết bao điều được đề cập, được thổ lộ.
Vào những ngày đầu năm, gia đình khách khứa lại quần tụ bên tách chè xanh thơm ngát, nhấm nháp những món ăn mọc mạc, trong cái không khí thanh bình của miền quê. Từ lâu cây chè VN đã có vị trí đáng kể trong lịch sử hình thành nghệ thuật uống trà. Theo Trà Kinh của Lục Vũ thì cây chè đã từng có mặt ở Trung Quốc, qua thời gian người Trung Quốc nâng việc uống chè thành nghệ thuật uống trà, còn gọi là Trà Kinh. Còn ở VN qua các triều đại vua chúa, quan lại đã hình thành nên một lối sống kinh kỳ và thay đổi nhận thức trong tiếp bi?n giao thoa của nhiều nền văn hoá. Chính yếu tố này đã biến các tập tục uống trà dân gian lên thành những thú chơi thưởng ngoạn mang tính cung đình bác học. Và, dĩ nhiên uống trà đã trở thành thú chơi có phong cách ảnh hưởng đến Tam giáo và Hán Văn tự trong tầng lớp thượng lưu. Cùng với sự phát triển của nền văn hoá dân tộc, uống trà được người Việt nâng lên thành một thú chơi, một thứ nghệ thuật với đầy đủ ý nghĩa của nó. Dù không có những tác phẩm lưu truyền về trà như Trung Quốc, như ẩm Trà Ca của Lưu Đồng hay Trà Kinh của Lục Vũ nhưng Việt Nam vẫn có những vần thơ nghệ thuật nói lên tâm tư tình cảm của con người thông qua chén trà. Ngày nay, trong dân gian còn lưu giữ biết bao tác phẩm của người xưa, minh chứng rằng, uống trà từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã, một văn hoá ứng xử thường ngày của người Việt, được xem như thuật ứng xử trong cuộc sống. Trải qua bao biến cố lịch sử, nhiều gia đình ngày nay vẫn lưu giữ những bộ đồ trà cổ có giá. Từ kiểu ấm đến chán trà khá đẹp và nhiều hình dáng. Với vốc dáng thanh mảnh và sinh sắn ấm được dùng cho nhiều cuộc trà như: độc ẩm dành cho một người uống, song ẩm dành cho hai người và quần ẩm dành cho nhiều người.
trà phúc lộc
Chè Phúc Lộc
Để có một cuộc trà ngon với đầy đủ lễ nghi phải hội đủ những tiêu chí: Nhất thuỷ (tức nước pha trà), Nhì trà (là loại trà người Việt thường uống- trà búp Thái Nguyên), Tam bôi, Tứ bình (là dụng cụ để pha trà và uống trà).  Tuỳ theo từng miền Bắc, TrungNam mà cách dùng ấm và chén trà có khác. Người Huế thường dùng kiểu Vũ xuân thu ẩm; uống trà vào mùa xuân và mùa thu, kiểu Hà ẩm dùng cho mùa hạ, chén nhỏ giúp nước nhanh nguội, kiểu Đông ẩm thì chén trà dầy, lồng chén sâu giữ cho trà lâu nguội. Dù xuất xứ từ đâu, uống trà đã trở thành một phong tục và thói quen với người Việt Nam. Mời trà là một ứng xử văn hoá biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một cách ứng xử văn hoá, uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu lời tâm sự. Mời trà và dùng trà cũng là một biểu hiện sự tri kỷ, sự kết giao, lòng mong muốn hoà hợp, sự tỉnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.
Uống trà trong chốn Thiền môn
Nếu ở Nhật Bản chú trọng đến không gian trà thất và nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Đạo. Người  Trung Hoa chú trọng đến đường nét uốn lượn khi thể hiện việc uống trà, từ đó nâng nghệ thuật uống trà thành Trà Pháp. Ở Việt Nam, có lẽ cửa Phật là nơi thích hợp nhất cho việc thưởng thức trà và nâng việc uống trà trong chốn thiền môn thành phương pháp “tĩnh tâm điều tức” – Trà Thiền. Nếu người thế tục, uống trà để tìm được sự bình an giữa cõi tục, để tự mình khám phá những ý niệm, những suy nghĩ  tâm đắc trong cuộc đời thì trà ở nhà Phật khác với đời thường. Cuộc trà có đưa con người vào trạng thái vô vi và sự an tĩnh trong thiền trà, cho nên từ Hoà thượng đến môn sinh Phật tử đều xem trà như sản phẩm tĩnh toạ, nên có câu: “ trà vị thiền vị thị nhất vị”, nghĩa là trà và thiền là một. Phải nói rằng, cách uống trà của thiền môn thể hiện rõ  nét qua những triết lý Nho, Phật và lão Trang qua bốn chữ Hoà, Kính, Thanh, Tịnh. Hoà là sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người; Kính là kính trọng, cảm tạ  trước sự tồn tại của vạn vật; Thanh là sự thanh khiết của vật chất và tinh thần, Tịnh là sự bình an của tâm hồn trong cuộc sống. Uống trà khiến cho trí tuệ minh mẫn và tinh thần sảng khoái hơn, giúp con người cân bằng được đời sống tinh thần, thế nên ngoài sự tỉ mỉ và cẩn thận của người thưởng trà phải luôn hướng tời sự hoàn mỹ.
chè phúc lộc
Trong cái thu chơi tuy giản dị ấy lại ẩn chứa một công phu, trà đối với họ là bạn là tri kỷ, cái hương vị ngọt ngào của cuộc sống, đắng chát của cuộc đời và triết lý nhân sinh. Chúng ta có thể uống trà vào bất cứ thời khắc nào trong ngày nhưng tốt hơn nhất vào buổi sáng hay lúc tìm về với thiên nhiên cỏ cây sông nước. Như thế trong đời sống thường nhật, ấm trà đối với người sành điệu đã trở thành nét nghệ thuật,  nghĩa cử thanh cao, đưa tâm hồn con người hoà quyện vào cuộc sống. Như một nghệ thuật nhân sinh. Uống trà đôi lúc làm phây khoả đi bao buồn phiền trong cuộc đời “ấm lạnh tình đời năm bảy chén, Nạt  nồng đôi chén một vài hơi.

Cách pha chè ngon Thái Nguyên - Nghệ thuật pha trà

 Trước mỗi lần pha trà, người pha nên đổ một chút nước sôi tráng ấm trà, và chén uống trà. Tiếp đó, dùng thìa tre hoặc thìa gỗ để múc trà, thường dân dã dùng tay bốc thì cần bảo đảm tay sạch và khô. Tiếp đó rót một chút nước sôi đủ ngập trà trong ấm rồi tráng qua lớp trà rồi bỏ nước này đi, đây được coi như động tác rửa trà. Sau đó rót thêm nước sôi ngập lớp trà, để vài phút cho trà ngấm rồi rót thêm chút nước cho vừa khẩu vị. Với những người ít uống trà không nên uống trà quá đặc, sẽ gây một số tác dụng không tốt cho sức khỏe. Lưu ý nếu lượng chè nhiều và lượng nước ít thì nước chè sẽ rất đậm đặc dấu hiệu nhận biết là màu nước sẽ vàng thẫm như vậy ta cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp và ngược lại...

cach pha che

Nghệ thuật pha chè

Trà xanh sau khi hãm chừng 4 phút là có thể rót ra thưởng thức. Khi rót trà nên rót mỗi chén một ít, xong lượt đầu sẽ rót quay lại lượt thứ hai để bảo đảm trà trong các chén có độ đồng đều. Cách rót trà từ ấm ra chén cũng là một thứ nghệ thuật tinh tế. Lúc đầu, miệng ấm kề sát với miệng chén rồi từ từ đưa ấm lên cao hơn, vừa đủ để để tai chủ và khách nghe thấy tiếng nước chè như suối reo từ xa vọng tới róc rách, phải chú ý làm sao để trà không bắn ra ngoài chén. Mặt khác, người rót cần cân đối làm sao để tất cả các mức nước trong từng chén đều ngang nhau và chỉ nên rót 2/3 chén là hợp lý. Đây chỉ là những nguyên tắc cơ bản, với mỗi người pha chè tân cương Thái Nguyên lại biến tấu những chi tiết nhỏ theo cách của mình như những trà nô thực thụ, những nghệ sĩ tinh tế, từng thao tác thuần thục, uyển chuyển và duyên dáng trong một phong thái chậm rãi, tươi tỉnh.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2016

Trà Đinh Phúc Lộc

Chè Đinh
trà thái nguyên
Chè Đinh
Chè Đinh Tân Cương- Tinh túy của vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên) là sản phẩm có hương vị thơm ngon độc đáo, quyến rũ đặc biệt đối với người uống trà. Sản phẩm này làm từ búp nõn còn đang ngậm chặt nhọn như chiếc đinh, được sao suốt bằng cả cái tâm, cái tài và giác quan nhạy bén của nghệ nhân vùng chè... Để làm được 1 kg Trà Đinh thành phẩm cần 15 công nhân hái suốt 1 ngày.  Chè thu hái chưa qua sơ chế còn lẫn cả búp đã bung lá.


 Quá trình sao sấy đòi hỏi phải là người có nhiều kinh nghiệm và họ phải cảm nhận được nhiệt độ sao chè bằng chính đôi bàn tay của mình. 
Trà Đinh

Bộ sản phẩm trà cao cấp

Hình dáng của chè Đinh đặc biệt và dễ nhận biết: Nếu nhúm một ít chè Đinh, các búp chè sẽ móc vào nhau khó rời. Sợi chè Đinh nhỏ hơn 1 chiếc tăm và nhỏ hơn nhiều so với các sản phẩm chè khác.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Chè Nõn Tôm Thái Nguyên

Chè Nõn Tôm Tân Cương Thái NguyênChè Nõn Tôm Thái Nguyên là gì?Chè Nõn Tôm Thái Nguyên là loại chè được hái và sản xuất theo tiêu chuẩn chè 1 tôm, 1 lá. Chè có cánh rất nhỏ và săn và cong cong, các cánh chè khi sao lên thường móc vào với nhau. Đặc biệt hương chè chỉ cần bóp nhẹ đưa lên mũi ngửi là hương thơm tỏa ra ngào ngạt, khi nhai chè có hương thơm đậm như mùi cốm nếp, vị chát nhẹ và vị ngọt hậu ngay khi nhai và đọng lại trong cuống họng lâu. Khi pha nước chè có màu vàng sánh mật ong, hương thơm đậm đà, lôi cuốn. Chè Nõn Tôm có thể nói đi vào lòng người sâu sắc nhất kể cả những khách hàng khó tính.
trà Thái Nguyên
Chè Thái Nguyên
Đặc điểm của dòng chè Nõn Tôm Thái NguyênChè được trồng và chăm sóc trên những mảnh đất màu mỡ, thổ nhưỡng tốt, chăm sóc cẩn thận và cây chè phát tốt và năng xuất cao.Khi hái chè thường vào lúc buổi sáng khi những nõn chè non còn đang ngậm những hạt sương ngọt ngào tinh khiết bên trongKhi sao chè, người sao cũng phải nhẹ nhàng vò chè rồi sao chè, lấy hương sao cho những cánh chè non ngọt ngào vẫn còn giữ được sự tinh khiết và không bị gãy hay dập nát trong quá trình saoChè Nõn Tôm Thái Nguyên được lựa chọn và sao rất công phu và tỉ mỉ, cộng thêm sản lượng chè đảm bảo tất cả các yếu tố để làm chè nõn hạn chế, chính vì thế sản lượng trên thị trường thường là ít và hiếm.Chè Nõn Tôm Thái Nguyên hiện nay đa phần đều được trổng và sản xuất cũng như sao tại vùng đất thuộc xã Tân Cương - Thành Phố Thái Nguyên, nơi là thổ nhưỡng ở đây rất tốt để cho cây chè phát triển và chất lượng ngon tuyệt đối mà không nơi nào có.Hiện nay các vùng miền khác thuộc tỉnh Thái Nguyên cũng có dòng chè nõn này và kể đến như Xã La Bằng - Huyện Đại Từ cũng là nơi cho ra những sản phẩm chè đặc sản ngon đậm đà không kém gì Tân Cương. Tuy nhiên chè được trồng và chế biến tại Tân Cương vẫn là ngon nhất.
trà ngon thái nguyên

Trà cao cấp

Cách nhận biết chè Nõn Tôm Thái Nguyên
Chè có cánh nhỏ, săn chắc và các cánh hay móc, dính vào nhau
Khi cầm chè lên bóp nhẹ, đưa lên mũi thấy hương thơm đậm đà và lan tỏa với cảm giác lôi cuốn ngay
Khi nhai cánh chè vị chát vừa phải, vị cốm nếp đặc trưng và vị ngọt hậu nhanh ngay sau khi nhai
Khi pha nước, màu nước có màu sánh vàng mật ong, hương thơm ngào ngạt, lôi cuốn
Trà cao cấp

Sản phẩm trà nõn cao cấp




Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Chè Bát Tiên Phúc Lộc

Cây Chè Bát Tiên đòi hỏi nhiều công chăm sóc, năng xuất thấp, hay bị sâu bệnh, sức đề kháng kém. Trong khâu thu hái chè Bát Tiên cũng cần sự tỉ mẩn hơn các giống chè thường, chỉ nên hái chè vào ngày nắng, tránh ngày mưa, nếu không chè sẽ bị ngấm nước mất vị ngon.

Chè Keo Am Tích Thái Nguyên

Chè Keo Am Tích
Chè Phúc Lộc

Chè Keo Am Tích

chè thái nguyên
chè Thái Nguyên
 Cây và tán to vừa, cành nhiều, lá hơi thuôn- Búp màu xanh nhạt, hơi phớt tím, nhiều tuyết, trọng lượng búp (1 tôm + 2 lá) 0,53g.- Cây sinh trưởng khá, mật độ búp dày, búp sinh trưởng khoẻ và mập.- Hàm lượng một số chất (vụ hè): Chè Keo Am Tích có hương rất thơm chiếm hàm lượng (51,9mg/100g),  Tanin 30,51%, Chất hoà tan 42,37%,  A.min (mg/ 100g) 48,96%- Pha chè Keo Am Tích lên có hương thơm ngát, mới đầu nhiều người sẽ nghĩ đây là chè có tẩm ướp hương. Nhưng không phải bởi hương của chè không giống với bất cứ một loại hương nào để ướp.- Chè Keo Am Tích có hương thơm, vị chát và hậu tương đối giống. Cánh chè của dòng chè này có những đầu nõn màu trắng, cánh được bao phủ bởi lớp lông tơ dày mà khi pha lên chúng ta đều nhìn rõ được lông trà trong chén chè.
- Nếu ai muốn uống đậm đà từ hương thơm, vị đậm đà, chát có phần hơi đắng nhưng hậu tốt thì nên dùng dóng chè Keo Am Tích.



Trà Phúc Vân Tiên - Chè Thái Nguyên


chè Phúc Lộc
Chè Phúc Vân Tiên
Trà có màu nước vàng sóng sánh như mật ong, vị ngọt dịu sâu lắng, hương thơm mộc nguyên thủy của trà ngon, cánh trà phủ một lớp mao trắng, tất cả những đặc điểm của loại trà này dễ dàng chinh phục được người thưởng trà.

Chè Long Vân trà Phúc Lộc

Chè Long Vân có nguồn gốc từ chè Long Tĩnh - một trong Thập Đại Danh Trà của Trung Quốc và cực kỳ nổi tiếng trên thế giới. Các dòng chè này được du nhập về Việt Nam từ những năm 2000 và được trồng thử nghiệm ở Phú Thọ sau đó lan sang các vùng khác của Thái Nguyên. 
Hương vị của chè Long Vân có vị khá giống chè Long Tĩnh. Nước trà có màu xanh vàng nhạt, hương trà thơm ngậy và bùi, vị đắng lẫn chát vừa, hậu ngọt nhẹ. Tạo cảm giác thanh cao cho người thưởng thức.
trà Thái Nguyên
Chè Phúc Lộc
chè ngon thái nguyên
chè Thái Nguyên
Cánh chè của dòng chè này có những đầu nõn màu trắng, cánh được bao phủ bởi lớp lông tơ dày mà khi pha lên chúng ta đều nhìn rõ được lông trà trong chén trà.
Chè Long Vân khi uống, chúng ta cảm giác vị chát và đắng có gì đó nhẹ nhàng, thanh thoát hơn, màu nước cũng vàng nhạt hơn so với chè Keo Am Tích. Đặc biệt khi trà Long Vân để nguội vẫn giữ được màu nước và hương vị như lúc uống nóng. Nếu ai muốn uống nhạt và cảm giác thanh cao thì dòng chè Long Vân là phù hợp nhất.